Cách Phá dỡ công trình có nguy cơ sụp đổ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Luật Xây dựng 2014, phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:

Phá dỡ công trình có nguy cÆ¡ Äá» sập

1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;

b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;

c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;

d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

b) Phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường.

Quy trình phá dỡ công trình sụp đổ

Trước hết bạn cần liên hệ xin giấy phép phá dỡ tại cơ quan có thẩm quyền.
Tìm một đơn vị phá dỡ uy tín với giá hợp lý, hai bên trao đổi thỏa thuận đồng ý với nhau về các điều khoản.
Công ty phá dỡ công trình sẽ tới khảo sát, đánh giá công trình để đưa ra biện pháp.
Đơn vị phá dỡ sau khi hoàn thành công việc sẽ để chủ thầu nghiệm thu, bàn giao mặt bằng.

=> Tham khảo: Chi phí phá dỡ công trình 2019

 

Nguồn bài viết: 

phadocongtrinhaz.com